CÁCH THỨC THIẾT KẾ E-FORM (DÀNH CHO ỨNG VIÊN rtSOLUTION DEVELOPER)

A. Cách thức thiết kế E-form

0. Cấu trúc của 1 e-form

Không giống như bảng hỏi giấy có thể hiển thị tất cả bảng hỏi trên 1 mặt giấy, để thiết bị mobile có thể hiển thị 1 bảng hỏi điện tử đầy đủ, 1 xlsform cần phải phân tách thành 3 bộ phận chứa trong 3 sheet khác nhau của một file Excel:

Xem chi tiết

survey

Chứa toàn bộ các câu hỏi cùng hướng dẫn, gợi ý

choices

Chứa toàn bộ các phương án trả lời của các câu hỏi lựa chọn

settings

Chứa tên và phiên bản bảng hỏi

Ví dụ về 3 sheet cấu thành 1 xlsform

a. Bảng hỏi giấy

eform_paper

b. XLSForm
1. sheet “survey”

survey_sheet

2. sheet “choices”

choices_sheet

3. sheet “settings”

setting_sheet

c. E-form trên mobile

eform_sheets

Cụ thể, rtSolution Developer cần phải thiết kế 3 cột bắt buộc trong sheet survey để tạo nên 1 e-form cơ bản:

Xem chi tiết

1a. name

Mã câu hỏi, thường là ký hiệu ngắn gọn sử dụng để phân biệt giữa các câu hỏi.

1b. label

Nội dung câu hỏi đầy đủ, hiển thị trên màn hình smartphone/tablet hoặc website.

1c. type

Xác định loại dữ liệu cần lưu trữ: chữ, số, thời gian, lựa chọn một hay nhiều đáp án,...

Ngoài ra, để tận dụng được lợi thế công nghệ từ e-form, rtSolution Developer có thể thiết kế thêm các cột khác trong sheet survey của file xlsform:

Xem chi tiết

1d. hint

Các hướng dẫn, gợi ý giúp trả lời câu hỏi chính xác và nhanh chóng.

2. required

quy định tính bắt buộc của câu hỏi

3. relevant

quy định bước nhảy cho nhóm các câu hỏi liên quan

4. constraint

quy định ràng buộc logic của câu trả lời

5. appearance

cho phép điều chỉnh hình thức hiển thị câu hỏi trên E-form

Ví dụ 1 đoạn e-form đã thiết kế các tính năng quan trọng:

E-form hiển thị trên smartphone

E-form hiển thị trên website

vidu_eform_web

Cuối cùng, để có thể thiết kế được e-form cơ bản, rtSolution Developer cũng cần phải nắm vững các toán tử trong e-form:

Xem chi tiết

toantu_eform

Trong các mục tiếp theo đây, bạn sẽ lần lượt tìm hiểu kỹ hơn về các cột cơ bản trong sheet survey của e-form:

1a, b, d. name - label - hint

Xem chi tiết

name

  • name là tên biến, hay còn gọi là mã câu hỏi, là tên ngắn gọn của câu hỏi, giúp phân biệt các câu hỏi khác nhau.
  • Mã câu hỏi chỉ có thể chứa 26 ký tự chữ cái viết hoa (A-Z) hoặc viết thường (a-z) cùng ký tự số 0-9 và dấu gạch _
  • Đặc biệt name KHÔNG THỂ bắt đầu bằng 1 ký tự số,
  • Vì đây là căn cứ giúp hệ thống phân biệt các câu hỏi với nhau, mã câu hỏi phải là duy nhất trên toàn bảng hỏi, không được trùng lặp.

VD về name hợp lệ:

  • wb_s2_q17,
  • adb02_q4,
  • staff_code,
  • city_name

label

  • label là nội dung đầy đủ của câu hỏi.
  • label không ràng buộc ký tự đặc biệt nào và có thể hiển thị thành từ/cụm từ ngắn hoặc dòng/đoạn/trang tùy ngữ cảnh cụ thể của bảng hỏi.

VD về label

  • Họ và tên bạn là gì?
  • Bạn đã lập gia đình chưa?
  • Theo bạn, dịch vụ nào sau đây là tốt nhất?

hint

  • hint chứa các hướng dẫn, gợi ý giúp điều tra viên có thể hỏi đúng đối tượng, đúng sự việc/sự vật và nhập đúng loại dữ liệu mà bảng hỏi yêu cầu.
  • hint thường được in nghiêng và nằm ngay dưới câu hỏi, hoặc nằm trong dấu () và [] ngay sau câu hỏi.
  • hint không phải là yếu tố bắt buộc cần có của e-form nên nếu không cần thiết, cột này có thể không có mặt trong e-form.

VD về hint thường gặp trong bảng hỏi

  • [Người phỏng vấn không đọc to các đáp án mà dựa theo ý trả lời của đáp viên để lựa chọn đáp án phù hợp nhất]
  • (tính theo ngày)
  • (chọn tối đa 3 phương án)

1c. type

Một e-form có thể bao gồm các loại câu hỏi khác nhau, nhằm thu thập các giá trị dữ liệu khác nhau như sau:

Xem chi tiết

integer

integer

integer

decimal

decimal

decimal

select_one

select_one

select_multiple

select_multiple

date

date

time

time

datetime

datetime

text

text

text

note

note

barcode

barcode

geopoint

geopoint

audio

audio

image

image

video

video

2. required và required_message

Xem chi tiết

required

  • Cột required bắt buộc người dùng nhập dữ liệu cho câu hỏi này trước khi qua câu hỏi tiếp theo.
  • Cách dùng cơ bản nhất: Nhập ‘yes’ ở cột required nếu bạn muốn câu hỏi này bắt buộc phải được trả lời trước khi qua câu hỏi tiếp theo.
  • Ngoài ra, required có thể được thiết kế thành “ràng buộc có điều kiện”, nghĩa là chỉ ràng buộc khi thỏa mãn 1 số điều kiện đã xác định trước.

required_message

  • Cột required_message chứa nội dung thông báo khi người trả lời bỏ qua không trả lời câu hỏi có xác định required.

Ví dụ xlsform về required

Hiển thị required trên màn hình mobile

3. relevant

Xem chi tiết
  • Cột relevant dùng để thể hiện mối liên hệ giữa các câu hỏi với nhau. Có thể cho phép người trả lời bỏ qua một hoặc nhiều câu hỏi dựa vào câu trả lời của câu hỏi trước đó.
  • Lưu ý: Đối với relevant cho những câu sử dụng type select_one, ta có thể sử dụng fieldname đi kèm với các phép toán để tạo bước nhảy linh động, như ví dụ dưới đây.

Ví dụ xlsform về relevant

Câu mlw03_q42_1 CHỈ xuất hiện khi câu trả lời của câu mlw03_q42 = "1" (Chúng tôi gán giá trị Yes = 1 và No = 0 trong thiết kế xlsform).

Vậy nên ta có ${mlw03_q42} = 1 ở cột relevant.

sheet survey
type name label relevant
select_one yesno mlw03_q42 42. Do any classes at this school have to share a classroom?
text mlw03_q42_1 42.1 Which classes share? ${mlw03_q42}=1

sheet choices
list_name name label
yesno 1 Yes
yesno 0 No

Hiển thị relevant trên màn hình mobile

4. constraint và constraint_message

Xem chi tiết

constraint

  • constraint dùng để giới hạn, ràng buộc dữ liệu nhập vào, tránh việc nhập sai với nội dung yêu cầu của câu hỏi.
  • Thông thường constraint sẽ dùng ràng buộc về độ tuổi, về số lượng tối đa, số lượng tối thiểu,…

constraint_message

  • Cột constraint_message chứa nội dung thông báo khi người trả lời vi phạm ràng buộc đã xác định bởi constraint.

Ví dụ xlsform về constraint

Ở câu hỏi care1_q5j, constraint được đặt là ${care1_q5j} >= 0 cho dữ liệu nhập vào, nghĩa là câu trả lời cho care1_q5j phải lớn hơn hoặc bằng 0. Vì thế, để hoàn thành được câu trả lời, người dùng không được nhập dữ liệu nhỏ hơn 0.

Tương tự, câu care1_q5k cũng được đặt constraint để hạn chế người dùng nhập số liệu không hợp lệ. Tuy nhiên, ở đây, dấu "." được sử dụng như một ký hiệu gọi tắt thay cho mã câu hỏi ${care1_q5k}.

type name label constraint constraint_message
integer care1_q5j Q5j. How many male members does your family have? ${care1_q5j} >= 0 Please fill in valid male members
integer care1_q5k Q5k. How many female members does your family have? . >= 0 Please fill in valid female members

Hiển thị constraint trên màn hình mobile

5a. group

Xem chi tiết

Trong 1 e-form, đôi khi có 1 nhóm các câu hỏi cần hiển thị trên cùng màn hình, hoặc có cùng một bước nhảy relevant, người thiết kế e-form cần thực hiện như sau:

  • Tại cột type: Đặt begin group vào dòng phía trên nhóm câu hỏi cần gom nhóm.
  • Tại cột type: Đặt end group vào dòng ngay dưới nhóm câu hỏi cần gom nhóm.
  • Nếu muốn nhóm câu hỏi thực hiện cùng bước nhảy relevant, tại cột relevant: Đặt relevant cần thiết tại dòng begin group.
  • Nếu muốn nhóm câu hỏi hiển thị trên cùng màn hình, tại cột appearance: Đặt field-list hoặc table-list

Ví dụ về group

1. Điểm chung giữa field-list và table-list:

- Cho phép 1 nhóm câu hỏi cùng hiển thị trên 1 màn hình;

- Cho phép 1 nhóm câu hỏi cùng thực hiện chung 1 bước nhảy;

- Cho phép nhiều loại câu hỏi cùng chung nhóm: select_one, select_multiple, note, text, integer, decimal.

2. Khác biệt giữa field-list và table-list:

- table-list chỉ cho phép các câu select_one hay select_multiple có chung 1 danh sách lựa chọn,
field-list cho phép các câu select_one hay select_multiple có các danh sách lựa chọn khác biệt nhau;

- table-list hiển thị danh sách lựa chọn và câu hỏi dưới dạng bảng,
field-list hiển thị câu hỏi và danh sách lựa chọn tuần tự theo chiều dọc.

Ví dụ về field-list & table-list trên xlsform:

vidu_group

5b. appearance

  • Cột appearance cho phép điều chỉnh hình thức hiển thị câu hỏi trên E-form,
  • appearance có những giao diện đẹp mắt, tiện lợi cho người dùng sử dụng, cũng như tiết kiệm không gian trên form.
  • Một số loại appearance cơ bản mà người thiết kế E-form cần biết:

minimal

minimal

rating_box

rating_box

boxtag

boxtag

tagging

tagging

embed

embed

text-nolabel

text-nolabel

thousandsep

thousandsep

inline

inline

start_rating


(còn tiếp)

(tiếp theo phần A. Cách thức thiết kế E-Form)

B. Bài tập E-form

1. name – label – hint – type

Xem chi tiết

BÀI TẬP 1.1: name - label - hint

Xem chi tiết

Cho bảng hỏi giấy như hình. Bạn hãy cho biết thông tin nào nên là label, thông tin nào nên là hint, thông tin nào không cần hiển thị trên bảng hỏi, thông tin nào cần hiển thị trên bảng hỏi nhưng không phải label hay hint và ghi rõ lý do tại sao
label_practice

BÀI TẬP 1.2: name

Xem chi tiết

Bạn hãy cho biết name nào hợp lệ, name nào không hợp lệ, và ghi rõ lý do

  • exam_hrs
  • 12.14
  • _name
  • rta_email
  • q12
  • ID15
  • formQ20a
  • field 34
  • q1-8
  • 3ax

BÀI TẬP 1.3: type

Xem chi tiết

Cho bảng hỏi giấy như hình.
Bạn hãy ghép tương ứng các câu hỏi với type câu hỏi tương ứng và ghi rõ lý do.

type_question

  • text
  • integer
  • decimal
  • select_one
  • select_multiple
  • date
  • time
  • datetime
  • geopoint
  • audio
  • image
  • video
  • Không có loại nào đúng

2. required

Xem chi tiết

BÀI TẬP 2.1: LÝ THUYẾT REQUIRED

Xem chi tiết

Chọn câu trả lời đúng nhất khi nói về required?

  • Là yêu cầu mang tính bắt buộc phải nhập thông tin với những câu hỏi có required. Nếu người trả lời không điền thông tin sẽ không được đến câu tiếp theo.
  • Là yêu cầu mặc định khi design form, mọi câu hỏi trong form cần phải có require để tránh trường hợp người điền form bỏ qua câu hỏi.
  • Khi design form không cần thiết phải có required, vì người điền form ít khi bỏ qua câu hỏi mà không điền thông tin.

BÀI TẬP 2.2: TÌNH HUỐNG REQUIRED

Xem chi tiết

Cho 4 tình huống như sau:
Tình huống 1

A1. Họ tên người trả lời

.........................................................

A2. Số điện thoại 1

.........................................................

A2.1 Số điện thoại 2

........................................................

A3. Ngày tháng năm sinh

........................................................

A4. Trong 1 tuần qua, bạn có lúc nào cảm thấy mệt mỏi không?

1. Có
2. Không

Tình huống 2

A1. Họ tên của bạn là gì

.........................................................

A2. Địa chỉ của bạn

.........................................................

A3. Năm nay bạn bao nhiêu tuổi?

.........................................................

A4. Tình trạng hôn nhân hiện tại của bạn là gì?

1. Độc thân -> Chuyển đến A6
2. Đã kết hôn
3. Ly dị
4. Góa
5. Ly thân

A5. Bạn quan hệ tình dục lần đầu vào năm bao nhiêu tuổi? (không bắt buộc trả lời)

........................................................

A6. Bạn mong muốn có bao nhiêu người con?

........................................................

Trong đó, số nam..........số nữ.............

Tình huống 3
rq_situation3

Tình huống 4
rq_situation4

Bạn hãy chỉ ra tình huống chứa câu hỏi không cần require và giải thích lý do?

  • Tình huống 1
  • Tình huống 2
  • Tình huống 3
  • Tình huống 4

BÀI TẬP 2.3: THỰC HÀNH REQUIRED

Xem chi tiết

Cho bảng hỏi giấy như hình.
rq_practice

Chọn các câu hỏi có required trong bảng hỏi trên đây và ghi rõ lý do?

  • A1
  • A2
  • A3
  • A4
  • Không có câu nào

BÀI TẬP 2.4: THÀNH THẠO REQUIRED

Xem chi tiết

Cho bảng hỏi giấy như hình.
rq_master

Theo bạn, những câu nào không cần có required trong bảng hỏi trên đây và nêu rõ lý do?

  • Z1_2
  • Z1_3
  • Z1_3a
  • Z1_3b
  • Z2
  • Z3

3. relevant

Xem chi tiết

BÀI TẬP 3.1: LÝ THUYẾT RELEVANT

Xem chi tiết

Chọn câu trả lời đúng nhất khi nói về relevant?

  • Thể hiện tính logic của các câu hỏi với nhau. Không có relevant cũng không sao cả.
  • Thể hiện mối quan hệ logic giữa các câu hỏi, có relevant cho phép bỏ qua một hoặc nhiều câu khỏi dựa trên câu trả lời trước đó.
  • Tất cả các câu hỏi đều nên có relevant để tăng mối liên hệ qua lại giữa các câu hỏi.

BÀI TẬP 3.2: TÌNH HUỐNG RELEVANT

Xem chi tiết

Cho 4 tình huống như sau:

Tình huống 1

rlv_situation1

Tình huống 2

rlv_situation2

Tình huống 3

rlv_situation3

Tình huống 4

rlv_situation4

Bạn hãy chỉ ra tình huống cần sử dụng relevant và giải thích lý do?

  • Tình huống 1
  • Tình huống 2
  • Tình huống 3
  • Tình huống 4

BÀI TẬP 3.3: TRẢI NGHIỆM RELEVANT

Xem chi tiết

Cho bảng hỏi giấy như hình.
rlv_practice1

Bạn hãy cho biết relevant đúng sẽ được đặt ở mã câu hỏi nào và nội dung relevant sẽ như thế nào?

  • A004. relevant là ${A001} = 1
  • A004b. relevant là ${A004a} = 0
  • A004b. relevant là ${A004a} = 1
  • A005. relevant là ${A004a} = 0
  • Không có câu nào cần relevant

Lý do bạn chọn đáp án này?

BÀI TẬP 3.4: THỰC HÀNH RELEVANT

Xem chi tiết

Cho bảng hỏi giấy như hình.
rlv_practice2

Bạn hãy cho biết relevant đúng sẽ được đặt ở mã câu hỏi nào và nội dung relevant sẽ như thế nào?

  • D405a. relevant là ${D405} = 0
  • D405b. relevant là ${D405} = 0
  • D405b. relevant là ${D405a} = 0
  • D406. relevant là ${D405a} = 0
  • Không có câu nào cần relevant

Lý do bạn chọn đáp án này?

BÀI TẬP 3.5: THÀNH THẠO RELEVANT

Xem chi tiết

Cho bảng hỏi giấy như hình.
rlv_master1

Dưới đây là đoạn e-form đã được thiết kế dựa trên bảng hỏi giấy phía trên.
rlv_master1_form

Bạn hãy đối chiếu kiểm tra giữa bảng hỏi giấy và e-form xem relevant đã được thiết kế đúng chưa, nếu chưa đúng, vui lòng ghi lại relevant đúng.

  • Q1b
  • Q1c

BÀI TẬP 3.6: NẮM VỮNG RELEVANT

Xem chi tiết

Cho bảng hỏi giấy như hình.
rlv_master2

Dưới đây là đoạn e-form đã được thiết kế dựa trên bảng hỏi giấy phía trên.
rlv_master2_form

Bạn hãy đối chiếu kiểm tra giữa bảng hỏi giấy và e-form xem relevant đã được thiết kế đúng chưa, nếu chưa đúng, vui lòng ghi lại relevant đúng.
• D203a
• D203b
• D203c

BÀI TẬP 3.7: CHUYÊN GIA RELEVANT

Xem chi tiết

Cho bảng hỏi giấy như hình.
rlv_master3

Dưới đây là đoạn e-form đã được thiết kế dựa trên bảng hỏi giấy phía trên.
rlv_master3_form

Bạn hãy đối chiếu kiểm tra giữa bảng hỏi giấy và e-form xem relevant đã được thiết kế đúng chưa, nếu chưa đúng, vui lòng ghi lại relevant đúng.
• D105
• D106
• D106a
• D107

4. constraint

Xem chi tiết

BÀI TẬP 4.1: LÝ THUYẾT CONSTRAINT

Xem chi tiết

Chọn câu trả lời đúng nhất khi nói về constraint?

  • Constraint là những ràng buộc trong câu hỏi để tránh người dùng nhập dữ liệu sai với nội dung yêu cầu của câu hỏi.
  • Tất cả các câu hỏi đều có constraint
  • Constraint chỉ ràng buộc được những type câu hỏi có đầu ra dữ liệu dạng số.

BÀI TẬP 4.2: TÌNH HUỐNG CONSTRAINT

Xem chi tiết

Cho 4 tình huống như sau:

Tình huống 1

cstr_situation1

Tình huống 2

cstr_situation2

Tình huống 3

cstr_situation3

Tình huống 4

cstr_situation4

Bạn hãy chỉ ra tình huống cần sử dụng constraint và giải thích lý do?

  • Tình huống 1
  • Tình huống 2
  • Tình huống 3
  • Tình huống 4

BÀI TẬP 4.3: TRẢI NGHIỆM CONSTRAINT

Xem chi tiết

Cho bảng hỏi giấy như hình.

A1. Gia đình bạn có bao nhiêu thành viên?

.........................................................

A2. Ước tính tổng chi phí cho ăn uống, sinh hoạt trong vòng 1 năm qua của gia đình bạn là bao nhiêu? (nghìn VND)

.........................................................

A3. Số tiền cao nhất mà gia đình bạn phải chi cho 1 tháng trong năm vừa qua là bao nhiêu? (nghìn VND)

........................................................

Bạn hãy cho biết constraint đúng sẽ được đặt ở mã câu hỏi nào và nội dung constraint sẽ như thế nào?

  • A1. constraint là ${A1} >=0
  • A2. constraint là ${A2} >= 0 and ${A2} <= 1000.000
  • A3. constraint là ${A3} >= ${A2}
  • A3. constraint là ${A3} <= ${A2}
  • Không có câu nào cần constraint

Lý do bạn chọn đáp án này?

BÀI TẬP 4.4: THỰC HÀNH CONSTRAINT

Xem chi tiết

Cho bảng hỏi giấy như hình.
cstr_practice2

Bạn hãy cho biết constraint đúng sẽ được đặt ở mã câu hỏi nào và nội dung constraint sẽ như thế nào?

Lưu ý cách dùng của if như sau:
if(điều-kiện, constraint-nếu-thỏa-đk, constraint-nếu-không-thỏa-đk)

  • A007. constraint là ${A007} >=0
    A007a. constraint là ${A007a} >=0
  • A007a. constraint là ${A007a} = ${A007}
  • A008. constraint là if(${A007} = ${A007a}, ${A008} = 1, ${A008} = 0)
  • A008. constraint là if(${A007} = ${A007a}, ${A008} = 0, ${A008} = 1)
  • A008. constraint là if(${A007a} > 0, ${A008} = 0, ${A008} = 1)
  • Không có câu nào cần constraint

Lý do bạn chọn đáp án này?

BÀI TẬP 4.5: THÀNH THẠO CONSTRAINT

Xem chi tiết

Cho bảng hỏi giấy như hình.
cstr_master1

Dưới đây là đoạn e-form đã được thiết kế dựa trên bảng hỏi giấy phía trên.
cstr_master1_form

Bạn hãy đối chiếu kiểm tra giữa bảng hỏi giấy và e-form xem constraint đã được thiết kế đúng chưa, nếu chưa đúng, vui lòng ghi lại constraint đúng.

  • Q2a
  • Q2b

BÀI TẬP 4.6: NẮM VỮNG CONSTRAINT

Xem chi tiết

Cho bảng hỏi giấy như hình.
cstr_master2

Dưới đây là đoạn e-form đã được thiết kế dựa trên bảng hỏi giấy phía trên.
cstr_master2_form

Bạn hãy đối chiếu kiểm tra giữa bảng hỏi giấy và e-form xem constraint đã được thiết kế đúng chưa, nếu chưa đúng, vui lòng ghi lại constraint đúng.
• SE4
• SE5
• SE6
• SE7

BÀI TẬP 4.7: CHUYÊN GIA CONSTRAINT

Xem chi tiết

Cho bảng hỏi giấy như hình.
cstr_master3

Dưới đây là đoạn e-form đã được thiết kế dựa trên bảng hỏi giấy phía trên.
cstr_master3_form

Bạn hãy đối chiếu kiểm tra giữa bảng hỏi giấy và e-form xem constraint đã được thiết kế đúng chưa, nếu chưa đúng, vui lòng ghi lại constraint đúng.

  • A1
  • A2
  • A3
  • A4.1
  • A4.2
  • A4.3

5. group - appearance

Xem chi tiết

BÀI TẬP 5.1: TRẢI NGHIỆM GROUP

Xem chi tiết

Cho 5 group e-form như hình.
group_practice

Bạn hãy cho biết ở group nào thì các câu hỏi sẽ hiển thị trên cùng màn hình mobile và ghi rõ lý do tại sao (có thể chọn nhiều phương án)

  • group01
  • group02
  • group03
  • group04
  • group05

BÀI TẬP 5.2: TRẢI NGHIỆM APPEARANCE

Xem chi tiết

Cho hình ảnh hiển thị của 1 e-form trên máy tính bảng/điện thoại như hình dưới đây.
appearance_practice1

Bạn hãy chỉ ra loại appearance mà người thiết kế đã sử dụng. (có thể chọn nhiều phương án)

  • minimal
  • rating_box
  • boxtag
  • tagging
  • embed
  • text-nolabel
  • thousandsep
  • inline
  • Không áp dụng

BÀI TẬP 5.3: THỰC HÀNH APPEARANCE

Xem chi tiết

Cho hình ảnh hiển thị của 1 e-form trên máy tính bảng/điện thoại như hình dưới đây.
appearance_practice2

Bạn hãy chỉ ra loại appearance mà người thiết kế đã sử dụng. (có thể chọn nhiều phương án)

  • minimal
  • rating_box
  • boxtag
  • tagging
  • embed
  • text-nolabel
  • thousandsep
  • inline
  • Không áp dụng

BÀI TẬP 5.4: THÀNH THẠO APPEARANCE

Xem chi tiết

Cho hình ảnh hiển thị của 1 e-form trên máy tính bảng/điện thoại như hình dưới đây.
appearance_master1

Bạn hãy chỉ ra loại appearance mà người thiết kế đã sử dụng. (có thể chọn nhiều phương án)

  • minimal
  • rating_box
  • boxtag
  • tagging
  • embed
  • text-nolabel
  • thousandsep
  • inline
  • Không áp dụng